Quy định thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT

21/04/2016 05:44 PM


 
tdLong 190416.JPG
Ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra, BHXH Việt Nam

1. Quá trình xây dựng Nghị định

- Sau khi Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/101/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được ban hành, tại Khoản 15 Điều 2 (trong 31 nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam) giao “Thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật”;

- Chính phủ đã giao cho Bộ LĐTB&XH chủ trì xây dựng nghị định quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH Việt Nam

Trong quá trình xây dựng văn bản này về phía BHXH Việt Nam, xác định rõ trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ LĐTB&XH với mong muốn tạo ra được cơ chế thuận lợi, giúp hệ thống thanh tra – kiểm tra BHXH Việt Nam hoạt động hiệu quả nhất, tạo ra những bước chuyển biến thực sự trong công tác thu - nộp BHXH, BHYT, BHTN, hạn chế đến mức thấp nhất số nợ đọng. Vì thế BHXH Việt Nam đã nhiều lần chủ động tổ chức hội thảo mời các Bộ, ngành hữu quan tham gia và đã có những ý kiến tham gia trực tiếp, tham gia bằng văn bản gửi Bộ LĐTB&XH. Song còn một số ý kiến chưa thống nhất, chủ yếu tập trung ở ba nội dung quan trọng, đó là:

a) Nhiệm vụ quyền hạn (của BHXH Việt Nam/TGĐ BHXH Việt Nam; của BHXH các địa phương/GĐ BHXH tỉnh, tp; của đoàn thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN)

- Đoàn được gọi là đoàn thanh tra chuyên ngành, đoàn thanh tra chuyên ngành đóng BHXH có được thực hiện chức năng thanh tra và hoạt động thanh tra chuyên ngành theo Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành không?

b) Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra liên quan đến cấp và sử dụng thẻ thanh tra viên hay giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT?

c) Kinh phí đảm bảo cho hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan BHXH

Phần trích từ khoản thu hồi qua hoạt động thanh tra nhằm nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên các tổ chức, các nhân có thành tích trong công tác thanh tra chuyên ngành. 

Để giải quyết những điểm còn chưa thống nhất nêu trên, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã kịp thời giải trình với Chính phủ, cùng với sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Vụ HCQLNN - Văn phòng Chính phủ, các đồng chí Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH, các nội dung của Nghị định đã thống nhất, cơ bản những điểm vướng mắc trên đã được giải quyết và trình ký ngày 31/3/2016 (ngày cuối cùng của Quý I/2016).

2. Nội dung cơ bản của Nghị định 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội

Nghị định 21 gồm 14 điều, chia làm 4 chương

Chương I: Những quy định chung

Gồm 3 điều: 

- Phạm vi điều chỉnh

- Đối tượng áp dụng

- Nguyên tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT

Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH. BHTN, BHYT

Gồm 6 điều (từ Điều 4 đến Điều 9)

- Điều 4: Quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh,tp trực thuộc TW;

- Điều 5, Điều 6: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam / Tổng Giám đốc BHXH trong thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT;

- Điều 7, Điều 8: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH các tỉnh, tp / Giám đốc BHXH các tỉnh, tp trong thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT;

- Điều 9: Quy định tiêu chuẩn chế độ, trang phục, phù hiệu, thẻ thanh tra chuyên ngành của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT.

* Tiêu chuẩn:

+ Có bằng đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ thanh tra được giao

+ Am hiểu chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, PL của NN

+ Nắm vững quy định về chuyên môn, quy tắc quản lý liện quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị

+ Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động đóng BHXH, BHTN, BHYT (không kể thời gian tập sự)

* Chế độ:

+ Cấp trang phục và thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của TGĐ BHXH Việt Nam

+ Hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định (Cần có hướng dẫn cụ thể)

+ Được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành

Chương III: Hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT

Gồm 3 điều (từ Điều 10 đến Điều 12)

- Điều 10: Nội dung thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT

+ Đối tượng đóng

+ Mức đóng

+ Phương thức đóng

- Điều 11: Đoàn thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT

+ Đoàn thanh tra chuyên ngành có Trưởng đoàn, thành viên và có thể có Phó Trưởng đoàn, trong đó ít nhất 01 thành viên là người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT

+ Trưởng đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 Luật Thanh tra chịu trách nhiệm trước PL và người ra quyết định thanh tra

+ Trưởng đoàn thanh tra do TGĐ BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, tp quyết định thành lập (Trưởng đoàn do TGĐ quyết định có quyền xử phạt VPHC theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật xử lý VPHC; Trưởng đoàn do GĐ BHXH tỉnh quyết định có quyền kiến nghị GĐ BHXH tỉnh hoặc người có thẩm quyền xử lý hành vi VPPL theo quy định)

+ Thành viên đoàn thanh tra quy định tại Điều 54 của Luật Thanh tra chịu trách nhiệm trước PL, trưởng đoàn và người ra quyết định thanh tra

+ Tổ chức hoạt động của đoàn thanh tra quy định từ Điều 16 đến Điều 28 Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ

+ Mẫu biểu văn bản trong hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT được thực hiện theo quy định của TTCP.

- Điều 12: Kinh phí hoạt động của cơ quan BHXH trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHX, BHTN, BHYT

+ Kinh phí hoạt động thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được bố trí trong dự toán chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của PL về quản lý tài chính của BHXH Việt Nam

+ Được trích 1 phần từ khoản phạt lãi chậm nộp phát hiện qua thanh tra để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra. (Việc trích thực hiện theo quy định của PL và cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể).

Chương IV: Điều khoản thi hành

Gồm 2 điều:

+ Điều 13: Hiệu lực kể từ ngày 01/06/2016

+ Điều 14: Trách nhiệm thi hành.

3. Những vấn đề cần phải tiếp tục triển khai sau khi ban hành Nghị định 21

Thứ nhất, Xây dựng chức năng nhiệm vụ của Vụ Thanh tra – Kiểm tra, các Phòng kiểm tra địa phương gắn liền với chức năng thanh tra chuyên ngành đã được quy định ở Nghị định nêu trên.

Thứ hai, Sửa đổi, xây dựng văn bản quy định hoạt động thanh tra – kiểm tra trong hệ thống thay thế quy định tại Quyết định số 1313/QĐ-BHXH ngày 22/11/2011 của Tổng Giám đốc.

Thứ ba, Đề nghị BTC, TTCP có văn bản hướng dẫn một số điểm trong Nghị định 21:

- Chế độ bồi dưỡng thực hiện nhiệm vụ thanh tra (Điều 9);

- Việc trích và sử dụng khoản trích từ phạt lãi chậm nộp (Điều 12).

(Hoặc có thể vận dụng theo Thông tư LT số 90/TTLT-BTC-TTCPngày 30/5/2012 quy định việc lập dự toán, quản lý,sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ khoản thu phạt lãi chậm nộp qua công tác thanh tra)

* Những vấn đề vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ

- Tại Khoản 17 Điều 2 Nghị định 01/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn của BHXH Việt Nam có nêu “có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế”. Như vậy thực hiện nhiệm vụ thanh tra đóng BHXH, BHTN, BHYT là tiền đề rất quan trọng cho việc thực hiện khởi kiện. Vấn đề đặt ra:

+ Mối quan hệ giữa thanh tra (Phòng kiểm tra các địa phương) với Phòng quản lý thu nợ trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, thu thập chứng cứ

+ Người chủ trì và người đại diện hợp pháp của cơ quan BHXH đứng khởi kiện

- Việc kết luận của đoàn thanh tra chuyên ngành tại đơn vị sử dụng lao động không chỉ dừng ở việc kết luận thanh tra đóng mà còn bao hàm cả nội dung kiểm tra thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.

Cần phải có những văn bản quy định rõ ràng thì công tác khởi kiện mới đạt hiệu quả.

Trên đây là những nội dung cơ bản của Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ. Nghị định quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH đã có, tiếp tục tới đây sẽ sửa đổi quy định về hoạt động thanh tra – kiểm tra của hệ thống. Mong rằng với việc trao quyền hạn lớn hơn, hệ thống thanh tra  - kiểm tra toàn ngành sẽ đạt được những kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn, góp phần tích cực đẩy nhanh công tác phát triển mở rộng đối tượng, thu đủ, thu kịp thời hạn chế nợ đọng đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo ngành.

Nguồn: BHXH Việt Nam

  • TIN BÀI LIÊN QUAN

Album ảnh hoạt động

  • Lượt truy cập:
  • Tháng này:
  • Hôm nay:
  • Đang trực tuyến: 1