• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Trương Thành Đồng
Email:
truongthanhdong151970@gmail.com
Ngày gửi:
25/07/2024
Lĩnh vực:
Các vấn đề khác
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

“Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc thì quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15-12-1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trước ngày 1-1-1995 đã được tính là thời gian đóng BHXH. Tại điểm 2 Công văn số 993/BHXH-CĐCS ngày 26-4-2002 của BHXH Việt Nam về tính thời gian công tác hưởng BHXH đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội sau ngày 15-12-1993, quy định: “Kể từ ngày 1-1-1995 trở đi theo quy định tại Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15-7-1995, đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí bản thân không phải đóng BHXH. Do vậy, thời gian phục vụ tại ngũ không được tính để hưởng BHXH”. Tuy nhiên qua xem xét các nội dung văn bản trên tôi rất băn khoăn vì: Tôi nhập ngũ tháng 3/1992 tại Trung đoàn 974, thuộc Tỉnh đội Khánh Hòa đến 7/1994 thì xuất ngũ (có quyết định xuất ngũ của Trường quân chính 1, quân khu 5) (có quyết định xuất ngũ kèm theo bản scan) Sau đó tháng 3/1996 tôi tham gia công tác ở xã và đóng bảo hiểm xã hội liên tục đến nay (7/2024). - Từ 3/1992 ( bắt đầu nhập ngũ) cho đến 7/1994 (xuất ngũ) Vậy tôi có đủ điều kiện để cộng nối thời gian BHXH hay không, nếu được thì cần thực hiện các thủ tục gì ? Xin chân thành cảm ơn và mong được quý cấp phúc đáp. Điện thoại liên hệ: 0389930002

Trả lời bởi:
BHXH tỉnh Khánh Hòa (phòng QLT,ST)
Ngày trả lời:
20/08/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

“Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc thì quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15-12-1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trước ngày 1-1-1995 đã được tính là thời gian đóng BHXH. Tại điểm 2 Công văn số 993/BHXH-CĐCS ngày 26-4-2002 của BHXH Việt Nam về tính thời gian công tác hưởng BHXH đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội sau ngày 15-12-1993, quy định: “Kể từ ngày 1-1-1995 trở đi theo quy định tại Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15-7-1995, đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí bản thân không phải đóng BHXH. 
Do vậy, thời gian phục vụ tại ngũ không được tính để hưởng BHXH”. Tuy nhiên qua xem xét các nội dung văn bản trên tôi rất băn khoăn vì: Tôi nhập ngũ tháng 3/1992 tại Trung đoàn 974, thuộc Tỉnh đội Khánh Hòa đến 7/1994 thì xuất ngũ (có quyết định xuất ngũ của Trường quân chính 1, quân khu 5) (có quyết định xuất ngũ kèm theo bản scan) Sau đó tháng 3/1996 tôi tham gia công tác ở xã và đóng bảo hiểm xã hội liên tục đến nay (7/2024). - Từ 3/1992 ( bắt đầu nhập ngũ) cho đến 7/1994 (xuất ngũ) Vậy tôi có đủ điều kiện để cộng nối thời gian BHXH hay không, nếu được thì cần thực hiện các thủ tục gì ? Xin chân thành cảm ơn và mong được quý cấp phúc đáp. Điện thoại liên hệ: 0389930002
Theo quy định tại Phụ lục 1về các loại giấy tờ làm căn cứ để cấp, ghi, điều chỉnh sổ BHXH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 của BHXH Việt Nam) đính kèm văn bản hợp nhất số Số: 2525/VBHN-BHXH ngày 15/8/2023 về ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT: “1. Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH
1.1. Trường hợp cấp và ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995), hồ sơ bao gồm:
a) Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương ...;
b) Đối với người nghỉ chờ việc từ tháng 11/1987 đến trước ngày 01/01/1995: hồ sơ như điểm a, thêm Quyết định nghỉ chờ việc và Danh sách của đơn vị hoặc các giấy tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31/12/1994.
- Trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần.
- Trường hợp đơn vị đã giải thể thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.”
Vậy đề nghị ông mang các giấy tờ liên quan nêu trên để được xem xét giải quyết.