Tôi chưa hiểu rõ quy định tại điểm l, khoản 1, điều 2 Luật BHXH 2024: "Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất". Rất mong nhận được sự hướng dẫn của cơ quan BHXHX. Công ty tôi có thuê nhân viên tạp vụ làm 1 ngày 2 tiếng, mỗi tuần được nghỉ 1 ngày chủ nhật, nghỉ lễ tết theo quy định, lương tháng 4 triệu, vậy có thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc không? Xin cảm ơn.
BHXH khu vực XXIV giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Đối tượng làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thuộc đối tượng tham gia BHXH theo điểm l khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản này: Đây là những người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
2. Làm việc không trọn thời gian: Là hình thức làm việc có thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng thấp hơn so với thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
3. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất: Là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại thời điểm đóng BHXH.
Như vậy, quy định này áp dụng cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo hợp đồng lao động mà làm việc không trọn thời gian, và có mức lương tháng bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Mục đích của quy định này là đảm bảo quyền lợi BHXH cho những người làm việc không trọn thời gian nhưng vẫn có thu nhập ổn định, ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mục tiêu của quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho cả những người làm việc bán thời gian, giúp người lao động được hưởng các chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất
8716 lượt xem
3410 lượt xem
3200 lượt xem
2680 lượt xem
2359 lượt xem
2106 lượt xem
1492 lượt xem