Để tuổi già thảnh thơi, an vui. Hãy tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay hôm nay !

16/03/2020 09:17 AM


D:\Dropboxs\Dropbox\KhaiThac No Dang XuLy\BieuTuong BHXH VN.jpg

 

Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện

I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Bảo hiểm xã hội Việt Nam: là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXHbảo hiểm y tế và quản lý Quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.

II. BỐI CẢNH HIỆN NAY

Một số thực tế cuộc sống người già ở Việt Nam…

- Có hơn 70% người cao tuổi vẫn đang phải tự lao động để kiếm sống hàng ngày.

- Trong khi đó, một bộ phận may mắn đang được hưởng lương hưu hàng tháng là nhờ đã tham gia BHXH.

III. ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG; MỨC ĐÓNG; HỖ TRỢ ĐÓNG

1. BHXH TỰ NGUYỆN LÀ GÌ

Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 BHXH tự nguyện là:

- Loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức.  

- Người lao động được tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập để hưởng các chế độ BHXH.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện.

2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định: “Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

3. MỨC ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN

Mức đóng hàng tháng = 22% x Mức thu nhập lựa chọn - Mức hỗ trợ của nhà nước

*Trong đó: 

     - Mức thu nhập lựa chọn thấp nhất: bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (hiện tại là 700.000đ)

     - Mức thu nhập lựa chọn cao nhất: bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện tại là 29.800.000đ). 

HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG

Từ 01/01/2018, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện tại là 700.000đ), cụ thể:

1. Hộ nghèo: tỷ lệ hỗ trợ là 30%

Mức giảm = 700.000 * 22% * 30% = 46.200đ

2. Hộ cận nghèo: tỷ lệ hỗ trợ là 25% 

Mức giảm = 700.000 * 22% * 25% = 38.500đ

3. Đối tượng khác: tỷ lệ hỗ trợ là 10%

Mức giảm = 700.000 * 22% * 10% = 15.400đ

MINH HỌA MỨC ĐÓNG - MỨC HƯỞNG

Mức thu nhập
lựa chọn

Mức đóng đã được hỗ trợ

(đồng/tháng)

Mức lương hưu dự kiến
sau 20 đóng BHXH
(đồng/tháng)

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Đối tượng khác

Nữ

(55%)

Nam (45%)

700.000

107.800

115.500

138.600

802.100

656.300

1.000.000

173.800

181.500

204.600

1.145.900

937.600

1.500.000

283.800

291.500

314.600

1.718.900

1.406.400

2.000.000

393.800

401.500

424.600

2.291.900

1.875.200

3.000.000

613.800

621.500

644.600

3.437.800

2.812.700

IV. CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

1. Chế độ hưu trí: Được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện hưởng

2. Thẻ BHYT: Được cấp thẻ BHYT khi đến nhận lương hưu

3. BHXH một lần: Được thanh toán số tiền đã đóng nếu không tiếp tục tham gia

4. Chế độ tử tuất: Được hưởng mai táng phí và tuất 1 lần nếu không may qua đời.

 

CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

1. Điều kiện để được hưởng lương hưu

- Thời gian tham gia Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên

- Tuổi được hưởng: Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi

2. Mức hưởng lương hưu: 

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng X Mức thu nhập bình quân

 

MỨC THU NHẬP BÌNH QUÂN

Mức thu nhập bình quân = Mức thu nhập lựa chọn  x Mức điều chỉnh thu nhập

 (Căn cứ Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH về việc quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH)

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Mức điều chỉnh theo Thông tư 35/2019 (áp dụng từ ngày 01/01/2020)

4,85

4,12

3,89

3,77

3,5

3,35

3,41

3,42

3,29

3,19

2,94

2,73

2,54

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Mức điều chỉnh theo Thông tư 35/2019 (áp dụng từ ngày 01/01/2020)

2,35

1,91

1,79

1,64

1,38

1,26

1,18

1,14

1,13

1,1

1,06

1,03

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

🡪 Mức điều chỉnh thu nhập bình quân 20 năm = (3,41 + 3,42 + …+1)/20 = 1,9745

VÍ DỤ MINH HỌA MỨC HƯỞNG LƯƠNG HƯU

Chị A: 35 tuổi, Nghề nghiệp: nông dân. Địa chỉ: xã ……..

Mức thu nhập lựa chọn: 2.000.000đ, Số tiền đóng hàng tháng: 424.600đ

Tham gia đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm:

- Tỷ lệ hưởng: 55%

- Mức bình quân thu nhập: 2.000.000đ x 1,9745 = 3.949.000 đ

🡪 Tiền lương hưu (dự kiến): 55% x 3.949.000 = 2.171.950 đ/tháng 

 

CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

1. Tuất 1 lần: - Điều kiện hưởng: Người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện.

- Mức hưởng :  

= Mức BQ thu nhập tháng x Số năm đóng x 2 tháng (Từ 2014 trở đi)

= Số tiền đã đóng (nếu thời gian tham gia chưa đủ 1 năm), nhưng tối đa bằng 2 tháng mức BQ thu nhập tháng đóng BHXH.

2. Trợ cấp mai táng 

- Điều kiện hưởng: Có thời gian đóng BHXH từ đủ 5 năm (60 tháng) trở lên hoặc đang hưởng lương hưu. Có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên.

- Mức hưởng: 10 tháng lương cơ sở (hiện tại là 1,490,000 x 10 tháng = 14.900.000 đ) 

VÍ DỤ MINH HỌA CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

1. Anh A: 35 tuổi - Mức thu nhập lựa chọn: 2.000.000 đ,  Tổng số tiền đóng 5 năm: (424.600 * 60 = 25.476.000đ). Khi chết người nhà được nhận:

- Mai táng phí: 17.000.000đ (Dự kiến sau 5 năm, mức lương cơ sở: 1.700.000đ)

- Tuất một lần: 21.280.000đ (mức điều chỉnh thu nhập bình quân 5 năm là: 1,064)

Tổng số được nhận là > 38 triệu đồng

2. Bác B: 55 tuổi - Mức thu nhập lựa chọn: 700.000 đ. Tổng số tiền đóng 5 năm: 138.600 * 60 = 8.316.000 đồng, ). Khi chết người nhà được nhận: 

- Mai táng phí: 17.000.000đ (Dự kiến sau 5 năm, mức lương cơ sở: 1.700.000đ)

- Tuất một lần: 7.448.000đ (mức điều chỉnh thu nhập bình quân 5 năm là: 1,056)

Tổng số được nhận là > 24 triệu đồng

 

CHẾ ĐỘ BHXH MỘT LẦN

Điều kiện hưởng: 

1. Người đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH.

2. Người ra nước ngoài định cư.

3. Người mắc bệnh hiểm nghèo nguy hiểm tính mạng.

4. Người chưa đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và chưa đủ 20 năm đóng nhưng có yêu cầu nhận BHXH một lần (sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mới được nhận tiền)

MỨC HƯỞNG BHXH MỘT LẦN (tương tự như cách tính mức hưởng tuất một lần):

= Mức bình quân thu nhập tháng x Số năm đóng x 1,5 tháng. (Trước 2014)

= Mức bình quân thu nhập tháng x Số năm đóng x 2 tháng. (Từ 2014 trở đi)

= Số tiền đã đóng (nếu thời gian tham gia chưa đủ 1 năm), nhưng tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. 

- Mức hưởng trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng trừ trường hợp đối tượng mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng và những bênh khác theo quy định của Bộ Y Tế.

- Người tham gia BHXH TN dừng đóng mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không nhận BHXH 1 lần sẽ được bảo lưu thời gian đóng.

V. PHƯƠNG THỨC ĐÓNG

- Hàng tháng; 3 tháng;  6 tháng; 12 tháng.

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau (nhưng không quá 5 năm 1 lần).

- Đóng một lần cho những năm còn thiếu (nhưng không quá 10 năm): áp dụng đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, nhưng thời gian đóng chưa đủ 20 năm.

VÍ DỤ MINH HỌA

1. Đóng một lần cho nhiều năm về sau (nhưng không quá 5 năm 1 lần)

Chị B (thuộc đối tượng khác) có mong muốn đóng tiền BHXH cho 5 năm về sau:

Thu nhập lựa chọn

Số tiền đóng hàng tháng

Lãi suất quỹ đầu tư BHXH

Số tiền

phải nộp

Ghi chú
(số tiền đóng theo phương thức thông thường)

700.000

138.600

0,6042%

6.853.809

8.316.000

 

 

 

 

 

=> Chênh lệch: 1.462.191 đồng

2. Đóng một lần cho những năm còn thiếu (nhưng không quá 10 năm):

Chị C 45 tuổi, có mong muốn tham gia BHXH tự nguyện. 

45 tuổi Đóng BHXH tự nguyện 🡪 55 tuổi Đóng 1 lần cho 10 năm còn thiếu 🡪 Đủ 55 tuổi được Lương hưu và Thẻ BHYT

VI. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA 

1. Tờ khai  tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (TK1-TS)

2. Hồ sơ bổ sung:  Đối với người trước đây đã tham gia BHXH thì photo công chứng Sổ BHXH 

VII. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

      1. Hỏi: Tôi tham gia BHXH tự nguyện chưa đủ 5 năm thì được hưởng quyền lợi gì ?

      Trả lời: tham gia BHXH tự nguyện chưa đủ 5 năm nhưng không tham gia nữa thì được hưởng BHXH một lần, cụ thể như sau:

Điều kiện hưởng BHXH một lần: 

1. Người đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH.

2. Người ra nước ngoài định cư.

3. Người mắc bệnh hiểm nghèo nguy hiểm tính mạng.

4. Người chưa đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và chưa đủ 20 năm đóng nhưng có yêu cầu nhận BHXH một lần (sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mới được nhận tiền).

Mức hưởng BHXH một lần: (tương tự như cách tính mức hưởng tuất một lần):

= Mức bình quân thu nhập tháng x Số năm đóng x 1,5 tháng. (Trước 2014)

= Mức bình quân thu nhập tháng x Số năm đóng x 2 tháng. (Từ 2014 trở đi)

= Số tiền đã đóng (nếu thời gian tham gia chưa đủ 1 năm), nhưng tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. 

- Mức hưởng trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng trừ trường hợp đối tượng mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng và những bênh khác theo quy định của Bộ Y Tế.

- Người tham gia BHXH TN dừng đóng mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không nhận BHXH 1 lần sẽ được bảo lưu thời gian đóng.

      2. Hỏi: Tôi đã tham gia BHXH tự nguyện, đủ điều kiện hưởng lương hưu, tôi hưởng lương hưu được 02 tháng thì qua đời. Sau khi tôi qua đời, người thân của tôi được hưởng những quyền lợi gì ?

      Trả lời: ông (bà) hưởng lương hưu được 02 tháng thì qua đời, người thân của ông (bà) được hưởng những quyền lợi sau:

    1. Trợ cấp mai táng: bằng 10 tháng lương cơ sở (hiện tại là 1,490,000 x 10 tháng = 14.900.000 đ).

    2. Tuất một lần: nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

VIII. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN: 

      Nhằm phục vụ nhu cầu tham gia BHXH TN theo hướng cải cách hành chính, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời yêu cầu của người dân. Kể từ tháng 3 năm 2020, BHXH tỉnh Khánh Hòa tổ chức thực hiện tư vấn; thu BHXH tự nguyện trực tiếp ngay tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính thuộc BHXH tỉnh Khánh Hòa.

1. Địa chỉ: Số 05 Huỳnh Thúc Kháng, phường Phước Tiến, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Tầng 2). Hoặc liên hệ các số điện thoại sau:

- Số điện thoại cố định:                                         : 0258.3820668 - 0258.3824169

- Ông Nguyễn Văn Hùng (Trưởng phòng)           : 0914.127.857

- Ông Đỗ Toàn Thắng (Phó Trưởng phòng)          : 0905.331.818

- Ông Lê Văn Điệp (Phó Trưởng phòng)              : 0903.511.037

- Ông Hoàng Việt Quân (Phó Trưởng phòng)       : 0981.200.781

- Bà Nguyễn Thị Hương Sen (Chuyên viên)        : 0706.223.700

- Ông Trương Hà Giang (Chuyên viên)               : 0905.503.003

- Ông Nguyễn Trọng Quang (Chuyên viên)         : 0767.815.127

- Bà Dương Hoài Nhi (Chuyên viên)                   : 0977.714.027

- Ông Nguyễn Hữu Minh (Chuyên viên)             : 0843.949.789

- Bà Đoàn Thị Hồng Nhung (Chuyên viên)         : 0905.250.086

- Bà Phan Thị Kim Vy (Chuyên viên)                  : 0935.984.182

Trong trường hợp còn có vướng mắc mà các cá nhân trên không giải quyết được thì liên hệ với lãnh đạo BHXH tỉnh Khánh Hòa:

Ông Lê Hùng Chính – Phó Giám đốc quản lý, điều hành          : 0914.059.504

2. Đối với người đã tham gia BHXH TN, có thể thực hiện đóng BHXH TN trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc chuyển tiền qua tài khoản của BHXH Khánh Hòa.

2.1. Tên đơn vị hưởng: Bảo hiểm xã hội Khánh Hòa

2.2. Số hiệu tài khoản mở tại các ngân hàng:

+ 4701202932015     – Agribank chi nhánh TP Nha Trang

+ 932015000004     – Vietinbank Khánh Hòa

+ 0061001077779     – Vietcombank Khánh Hòa

+ 8001116668888     – TMCP Quân đội Khánh Hòa

+ 60110009850017     – BIDV Khánh Hòa

2.3. Nội dung ghi trên ủy nhiệm chi hoặc nội dung chuyển khoản: 

“Đóng BHXH tự nguyện của <họ tên>, <mã số BHXH>, <số điện thoại>”

3. Người dân có thể tham gia BHXH TN tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố. 

4. Thông tin chi tiết về BHXH TN xem trên trang web BHXH Khánh Hòa:

https://khanhhoa.baohiemxahoi.gov.vn/nhungdieucanbiet/Pages/bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen.aspx