Chế độ Tử tuất

14/12/2015 10:45 AM


1. Đối tượng hưởng trợ cấp mai táng:
- Người đang tham gia hoặc đang bảo lưu mà đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên;
- Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng đã nghỉ việc.
- Người chết do TNLĐ, BNN hoặc chết trong thời gian điều trị TNLĐ, BNN
*  Những trường hợp nêu trên bị Toà án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng.
2. Mức hưởng:
Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở (hiện nay là 12.100.000 đồng)
Ngoài ra thân nhân được xét hưởng tuất hàng tháng hoặc tuất 1 lần.
3. Chế độ tuất hàng tháng:                            
 
3.1 Điều kiện:
a. Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp BHXH 1 lần;
b. Đang hưởng lương hưu; MSLĐ hàng tháng
c. Chết do TNLĐ, BNN (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu);
d. Đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
3.2 Đối tượng xét hưởng:
+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) từ 81% trở lên; con sinh ra sau khi người bố chết mà người vợ đang mang thai
+ Vợ (hoặc chồng), cha mẹ hai bên, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của Luật HNGĐ nếu từ đủ 60 tuổi đối với nam, từ đủ 55 tuổi đối với nữ.
+ Vợ (hoặc chồng), cha mẹ hai bên, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH có nghĩa vụ nuôi dưỡng dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên.
Thân nhân phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn lương cơ sở, không bao gồm khoản trợ cấp theo pháp luật ưu đãi người có công.
3.3. Thời điểm hưởng:
Từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp MSLĐ, TNLĐ, BNN chết.
3.4. Số lượng thân nhân xét hưởng:
01 người chết => không quá 04 thân nhân.
từ 02 người chết => hưởng 2 lần mức trợ cấp nêu trên.
4. Chế độ tuất 1 lần:
4.2 Đối tượng hưởng:
Thân nhân của người chết hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trường hợp không có thân nhân theo quy định thì chia theo pháp luật thừa kế.
Thân nhân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng trừ con dưới 6 tuổi hoặc thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên nếu không muốn hưởng tuất hàng tháng thì chọn hưởng tuất 1 lần. Đối với trường hợp chọn hưởng tuất 1 lần thì tất cả các thân nhân hưởng tuất hàng tháng phải có biên bản họp thống nhất chọn hưởng tuất 1 lần.
4.3 Thời điểm hưởng:  Từ lúc cơ quan BHXH ra quyết định.
4.4. Mức hưởng:
Được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Người đang đóng hoặc đang bảo lưu chết mà thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 1 đến 6 tháng: ½ năm; từ 7 đến 11 tháng: 1 năm.
Ví dụ: Ông T bị ốm chết, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2005 đến 3/2017. Ông T có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Ông T có 8 năm 03 tháng đóng BHXH ở giai đoạn trước ngày 01/01/2014; có 3 năm 03 tháng đóng BHXH ở giai đoạn từ ngày 01/01/2014 trở đi.
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông T được tính như sau (08 năm đóng trước năm 2014 và 3 năm 6 tháng đóng từ năm 2014 trở đi):
[(8 x 1,5) + (3,5 x 2)] x 5.000.000 đồng = 95.000.000 đồng.
Đối với người đang hưởng lương hưu: nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng tiếp theo, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu đang hưởng nhưng mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.
 
Mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần đối với người đang hưởng lương hưu  
=
 
 48 x Lh – (t – 2) x 0.5 x Lh
 

  • TIN BÀI LIÊN QUAN

Album ảnh hoạt động

  • Lượt truy cập:
  • Tháng này:
  • Hôm nay:
  • Đang trực tuyến: 1