Trước đây, tôi khám bệnh ở bệnh viện cấp huyện, và được phân về tuyến xã để cấp thuốc điều trị trong 6 tháng. Tuy nhiên, trạm y tế xã lại yêu cầu người bệnh phải đích thân tới trạm mới được cấp nhận thuốc ( tôi đi làm ở huyện khác hàng ngày), thân nhân không được cấp nhận thuốc giùm (vì lí do người bệnh hôm nhận thuốc vẫn đi làm và công ty trả lương cho ngày hôm đó). Vậy theo quy định người thân tôi có thể nhận thuốc điều trị giúp tôi được không?
Căn cứ Điều 2, Luật Khám chữa bệnh “Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. 2. Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.” Việc khám bệnh, chữa bệnh (KCB) cho người bệnh nói chung, người bệnh có thẻ BHYT nói riêng được thực hiện tại các cơ sở y tế theo quy định của Luật KCB, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế cấp tỉnh, các cơ sở y tế phải tuân thủ theo các quy định về KCB, không có quy định nào về việc KCB mà không có bệnh nhân. Nghĩa là việc cấp thuốc cho bệnh nhân chỉ được thực hiện sau quá trình khám bệnh, nhằm xác định tình trạng bệnh và theo dõi diễn biến bệnh. Sau quá trình thăm khám, người nhà bệnh nhân có thể đến quầy thuốc của cơ sở y tế KCB để nhận thuốc thay (nếu được ủy quyền hoặc người đại diện hợp pháp theo pháp luật). Trường hợp của bạn, nếu bạn không đi tái khám và nhờ người thân đi nhận thuốc thay là trái với các quy định về KCB hiện hành, vấn đề này không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH.
4845 lượt xem
3101 lượt xem
1851 lượt xem
1710 lượt xem
1528 lượt xem
1244 lượt xem
1243 lượt xem