• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Hải Hiền
Email:
tuhaihien1842002@gmail.com
Ngày gửi:
29/01/2019
Lĩnh vực:
Khám chữa bệnh BHYT
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Cho con hỏi là tại sao con không đăng kí khám chữa bệnh tại phòng khám đa khoa phúc sinh mà thẻ bảo hiểm y tế mới phát cho con hay em con h bạn con đều là phòng khám đa khoa phúc sinh ạ? Với lại con chưa hiểu cái thời điểm đủ 5 năm liên tục từ 1/1/2023 là sao ạ?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
06/03/2019
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Theo Luật BHYT quy định: người tham gia BHYT được quyền (nhưng có hướng dẫn của cơ quan BHXH) đăng ký KCB BHYT ban đầu hoặc thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu phù hợp với nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
Tại khoản 3, điểm b, Điều 27 “Thanh toán chi phí KCB một số trường hợp” tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Ngày 17/10/2018 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT:
2. Thanh toán chi phí KCB đối với người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB (đúng tuyến) trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
 Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả (đúng tuyến) lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở KCB khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở KCB lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì người bệnh mang chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó.
(Bạn không nói rõ tham gia BHYT từ khi nào, giả sử nếu bạn tham gia lần đầu thẻ có hiệu lực từ 01/01/2019 thì thời điểm đủ 5 năm liên tục từ 01/01/2023); Tuy nhiên, cơ quan BHXH đã có dữ liệu lưu trữ thời gian tham gia BHYT của bạn nên ví dụ khi bạn có số tiền cùng chi trả chi phí KCB (đúng tuyến) trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, cơ quan BHXH rà soát dữ liệu lưu trữ nếu đủ 2 điều kiện nêu trên mới được cấp giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó).